Để có được chuyến du lịch vui, du khách cần kiểm chứng nhiều nguồn để đảm bảo đơn vị đặt phòng là “người thực việc thực”. Trong ảnh: du khách tại một điểm tham quan ở TP Đà Lạt - Ảnh: QUANG ĐỊNH Chuyện lập fanpage mạo danh các khách sạn lớn để lừa đ...
Để có được chuyến du lịch vui, du khách cần kiểm chứng nhiều nguồn để đảm bảo đơn vị đặt phòng là “người thực việc thực”. Trong ảnh: du khách tại một điểm tham quan ở TP Đà Lạt - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Chuyện lập fanpage mạo danh các khách sạn lớn để lừa đảo xảy ra khá phổ biến thời gian gần đây, đặc biệt là những điểm đến nổi tiếng về du lịch, và ngày càng gia tăng vào dịp cao điểm nhu cầu du lịch cuối năm.
Chiêu lừa cũ, nạn nhân mớiChị N.N., một người dân tại Hà Nội, là nạn nhân của thủ đoạn này khi có kế hoạch "săn mây" tại Tà Xùa (Sơn La).
Sau khi xem quảng cáo hấp dẫn từ một trang fanpage, chị quyết định chuyển khoản đặt cọc 700.000 đồng. Ngay sau khi đặt phòng, chị nhận được cuộc gọi tự xưng nhân viên của homestay, yêu cầu chuyển lại tiền do "lỗi hệ thống".
"Chúng cung cấp mã đặt phòng có sự nhầm lẫn giữa chữ "o" và số "0", kết hợp gọi video hướng dẫn để truy cập tài khoản ngân hàng. Mình đã đặt cọc 700.000 đồng nhưng do mã sai nên chuyển khoản lại 700.000 đồng nữa với "mã đúng" như yêu cầu", chị N. kể.
Tôi đã bị lừa đặt phòng khách sạn qua Facebook như thế nào?Bị lừa rất tinh vi khi đặt phòng du lịch Phú Quốc qua FacebookMồi mức giá khuyến mãi, ồ ạt lừa tiền đặt phòng qua mạng mùa Festival hoa Đà LạtNgay sau đó có cuộc gọi điện xưng là "kế toán" gọi đến với lý do là "hệ thống tự động mà lại chưa hoàn tiền cho chị được do chị chưa kích hoạt chức năng doanh nghiệp bồi thường qua VNPay".
Người này còn hướng dẫn gọi video và chia sẻ màn hình để hướng dẫn kích hoạt trên app ngân hàng vì các bước phức tạp. "Lúc này tôi nhận ra đây là nhóm lừa đảo nên tắt máy", chị N. kể lại.
Tương tự, chị Thao, một du khách khác, đã chuyển khoản đặt cọc sau khi xem quảng cáo giá phòng hấp dẫn từ những fanpage giả mạo các khách sạn ở Đà Lạt hồi giữa tháng 12-2024. Thông qua mạng xã hội, chị Thao dễ dàng tìm kiếm nhiều thông tin khuyến mãi ở khách sạn nổi tiếng Đà Lạt như MerPerle Dalat, La Sapinette, Hotel Colline...
"Họ nói cuối năm là dịp cao điểm nên phải đặt cọc giữ chỗ. Các trang lại đưa thông tin rất chuyên nghiệp nên tôi vội tin ngay", chị Thao kể lại và cho biết sau khi chuyển tiền, chị không nhận được bất kỳ phản hồi nào, và số điện thoại trên fanpage cũng đã không còn liên lạc được.
Vì sao khách dễ bị lừa?Theo các doanh nghiệp du lịch, Sugal777 app apk khuynh hướng dịch chuyển từ mua sắm trực tiếp sang các kênh trực tuyến tăng trưởng mạnh mẽ những năm gần đây.
Kết quả khảo sát Xu hướng tiêu dùng 2024 của Vietnam Report cho thấy tỉ lệ đặt dịch vụ qua các ứng dụng du lịch (Traveloka, singilin ang kalabaw jili Booking.com...) đã tăng từ 31,JungliWin4% năm 2023 lên 71, 8K8 casino login4% năm 2024 và trở thành kênh được ưa chuộng nhất.
Tương tự, Okbet4444 đặt qua website của công ty du lịch cũng tăng từ 26,5% lên 57,1%, cho thấy các doanh nghiệp đã đầu tư hiệu quả vào cải thiện giao diện và tối ưu hóa trải nghiệm trực tuyến. Bên cạnh đó, tỉ lệ đặt qua sàn thương mại điện tử và mạng xã hội (Facebook, Zalo...) cũng tăng đáng kể, lần lượt đạt 37,7% và 35,1% trong năm 2024.
Những kênh này đang ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến nhờ sự tiện lợi, tương tác nhanh chóng và các chương trình giảm giá độc quyền. Ngược lại, các kênh truyền thống như đặt trực tiếp tại văn phòng đại lý hoặc với nhà cung cấp tại điểm du lịch ghi nhận sự sụt giảm rõ rệt.
"Sự chuyển dịch này được thúc đẩy bởi quá trình số hóa ngành du lịch, sự phát triển công nghệ và thay đổi hành vi tiêu dùng sau đại dịch khi khách hàng ngày càng tìm kiếm những phương thức đặt dịch vụ nhanh chóng, minh bạch và linh hoạt hơn", chuyên gia của Vietnam Report nhận định.
Ông Nguyễn Huy Hoàng, giám đốc điều hành Klook Việt Nam, trong lần công bố kết quả khảo sát Travel Pulse về những xu hướng du lịch chủ đạo trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cũng cho biết có đến 91% du khách Việt đặt các dịch vụ du lịch dựa trên các đề xuất và đánh giá từ người sáng tạo nội dung số.
Trong đó, định dạng phổ biến nhất với người Việt là video (63%) vì có sức hút trực quan mạnh mẽ. "Mức độ tin cậy của các đề xuất du lịch trực tuyến lại tăng cao với những nhân tố không phải người nổi tiếng, hay nói cách khác, người dân tin hơn vào những trải nghiệm của người đi du lịch bình thường", ông Hoàng nói.
Phải tìm hiểu kỹ thông tin về đơn vị cung cấp dịch vụCục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết không chỉ làm giả website/fanpage của công ty du lịch uy tín, các đối tượng lừa đảo còn làm giả hình ảnh chụp biên lai, hóa đơn thanh toán và đề nghị nạn nhân chuyển khoản thanh toán chi phí tour du lịch.
Sau khi khách hàng chuyển khoản để thanh toán dịch vụ, các đối tượng sẽ chặn liên lạc và xóa mọi dấu vết.
Theo cơ quan này, cách thức lừa đảo của các đối tượng này ngày càng tinh vi, đánh vào tâm lý săn tour giảm giá, khuyến mại của người dân. Do đó trước khi đặt tour hoặc dịch vụ du lịch, người dân cần thận trọng và tìm hiểu kỹ thông tin về công ty du lịch hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ đó.
Nên chọn các đơn vị có uy tín, được chứng nhận và có đầy đủ giấy tờ, giấy phép kinh doanh. Đặc biệt, không chuyển tiền cho bất kỳ ai trước khi xác định rõ nguồn gốc và độ tin cậy của đơn vị đó.
Tràn lan fanpage giả mạo các khách sạn, khu nghỉ dưỡngDạo một vòng trên các mạng xã hội, hàng chục fanpage giả mạo mang tên khách sạn lớn với hơn 100.000 lượt like và follow xuất hiện nhan nhản. Và khi người dùng nhắn tin với các trang này về việc muốn đặt phòng, câu trả lời là phải chuyển khoản đặt cọc trước 50 - 70% với lý do đang cao điểm du lịch, phải giữ phòng.
Chẳng hạn, ngay trong mùa cao điểm của Festival hoa Đà Lạt, hàng trăm khách đặt phòng các khách sạn đã bị "sập bẫy" trước thủ đoạn lừa đảo này. Các điểm lưu trú đã đăng bài cảnh báo nhưng nhiều trang giả chạy quảng cáo dồn dập khiến khách vẫn bị nhầm lẫn và bị lừa số tiền đặt phòng lên đến hàng chục triệu đồng.
Trước đó, Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có công văn gửi cơ quan chức năng các cấp đề nghị hỗ trợ xử lý, ngăn chặn kịp thời các đối tượng xấu mạo danh cơ sở lưu trú để lừa đảo. Theo thống kê từ phản ánh của du khách, có 7 trường hợp là nạn nhân của khách sạn có tiếng ở địa phương, trong đó có người chuyển gần 100 triệu đồng!
Bà Nguyễn Thị Hoa Lệ, tổng giám đốc Công ty CP du lịch Hòa Bình VN, cho biết trong bối cảnh công nghệ số bùng nổ, mạng xã hội và các website trực tuyến trở thành nguồn thông tin du khách tìm kiếm và đặt dịch vụ.
Nhiều đối tượng đã lợi dụng thói quen này, cũng như sự chủ quan của người dùng, để lập các trang giả mạo với quảng cáo là giá phòng rẻ hơn 30 - 50% so với thị trường, kèm các ưu đãi hấp dẫn khác.
Các đối tượng cũng chủ động liên hệ, tư vấn nhiệt tình, gửi nhiều hình ảnh để lấy lòng tin thúc đẩy khách chuyển tiền. "Do đó các doanh nghiệp cũng tự bảo vệ khách bằng cách đầu tư nhiều hơn cho công nghệ, trang web cũng như tiếp thị số để tăng tính nhận diện", bà Hoa Lệ nói.