Làng bánh chưng Tranh Khúc rộn rã những ngày giáp Tết

Cập Nhật:2025-01-22 15:35    Lượt Xem:109

Gói trọn hương vị Tết

Ẩn mình bên bờ sông Hồng, làng Tranh Khúc lặng lẽ và yên bình dưới làn sương mỏng của buổi sớm đông. Sau dáng vẻ bình lặng ấy là không khí nhộn nhịp ở mỗi nếp nhà. Bởi ngôi làng này gắn với một nghề đặc trưng - làm bánh chưng Tết. Từ lâu, Tranh Khúc đã trở thành thương hiệu, cứ mỗi độ Tết đến Xuân về, lại nức tiếng gần xa bởi những chiếc bánh chưng vuông vắn, gói trọn tinh hoa văn hóa truyền thống.

Chú thích ảnh

Với sản phẩm đặc trưng của ngày Tết, làng nghề bánh chưng Tranh Khúc gói trọn hương vị văn hóa truyền thống bao đời nay của người Việt.

Bắt đầu từ Rằm tháng Chạp đến tận ngày 28 - 29 Tết, nhà nào nhà nấy đều rộn ràng, người vo gạo, người đồ đỗ, người thái thịt, không khí sản xuất khẩn trương. Hương gạo nếp thơm lừng, hòa quyện với hương đỗ xanh ngọt bùi, lan tỏa khắp nơi. Những chuyến xe chở lá dong xanh mướt, chở gạo nếp thơm lừng nối nhau ra vào, chở bánh chưng đã luộc chín, làm náo nhiệt những con đường làng vốn yên ả. Ai ai cũng hối hả, như thể đang chạy đua cùng thời gian, vội vã mang hương vị Tết lan tỏa khắp mọi miền Tổ quốc.

Video Làng bánh chưng Tranh Khúc rộn rã những ngày giáp Tết:

Người dân Tranh Khúc luôn tự hào về tích chuyện có từ thời Lý, về hai vị công chúa Lý Từ Thục và Lý Từ Huy về chùa làng tu tập. Vua cha vì quá thương các con đã cho đốt chùa để hai nàng trở về,  nhưng không lay chuyển được ý chí của hai công chúa, nhà vua đành để cho hai con gái yêu được sớm hôm vui vẻ với cảnh thiền. Từ đó, hai vị công chúa cùng muôn dân vui sống, dạy dân làng cách trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải, cấy lúa, gói bánh chưng… Cứ thế, nghề truyền thống này được truyền từ đời này sang đời khác đến nay, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của người dân Tranh Khúc.

Chú thích ảnh

Gia đình chị Mai Hương chuyên làm bánh chưng cỡ nhỏ, phục vụ cho các gia đình ít người hoặc những người ở một mình.

Tản bộ dọc ngôi làng, chúng tôi gặp chị Nguyễn Thị Thúy đang tất bật chuẩn bị gạo đỗ cho mẻ bánh chưng ngày mai. Năm nay đã ngoài 50 tuổi, chị Thuý vẫn nhanh nhẹn, xông xáo chạy ngược chạy xuôi. Hai tay vừa miệt mài vo đỗ, vừa tự hào chia sẻ lại nghề truyền thống của gia đình. Nhà chị làm từ đời ông bà, đến bố mẹ, rồi bây giờ đến lượt chị được truyền nghề. Đến nay, chị Thuý trở thành lao động chính trong nhà, đảm đương và quản lý công việc gói bánh. Không gian nhà chị Thuý những ngày cận Tết như sống mãi cùng tháng năm, vẫn là hình ảnh 3 thế hệ gia đình quây quần gói bánh bên nếp chiếu hoa...

Không chỉ riêng tại gia đình chị Thuý, hầu hết những đứa trẻ trong làng đều cùng tham gia phụ giúp gia đình, họ hàng gói bánh chưng trong những ngày giáp Tết. Tan học về nhà là thời điểm vào ca của đội ngũ “nhân công nhí” và có thể làm bất cứ việc gì giống như những người lao động trưởng thành.

Cách nhà chị Thuý không xa là gia đình chị Mai Hương, chuyên làm bánh chưng cỡ nhỏ phục vụ cho các gia đình ít người hoặc những người ở một mình. Những ngày Tết cao điểm, zacwin789 gia đình chị Hương phải dậy từ 2 giờ sáng để dỡ bánh, bong88 khong bi chan ép nước rồi mang ra chợ bán,sagaclub68 trả đơn hàng cho khách đặt trước. Khác biệt với kích cỡ bánh chưng nhỏ để phù hợp cho nhu cầu của khách hàng mới trong đời sống hiện đại ngày nay, dafawin nhà chị Hương vẫn quyết giữ nguyên hương vị truyền thống như đời bố mẹ từng làm khi xưa. "Bánh chưng không chỉ là món ăn, sega777 mà còn là biểu tượng của ngày Tết cổ truyền Việt Nam, gắn liền với những giá trị văn hóa sâu sắc. Việc giữ hương vị truyền thống theo gia đình là cách để duy trì và tôn vinh những giá trị này", chị Hương bày tỏ.

Giữ lửa nghề truyền thống 

Không chỉ là món ăn mang đậm hương vị Tết Việt, bánh chưng Tranh Khúc còn là cầu nối văn hóa, gửi gắm những giá trị tinh thần truyền thống đến mọi miền Tổ quốc. Hương vị ấy, gói ghém trong từng lớp lá dong xanh mướt, từng hạt gạo nếp dẻo thơm, không chỉ làm ấm lòng người thưởng thức, mà còn để mọi người nhớ về phong vị và truyền thống lâu đời. 

Bà Lý Thị Thiệp (66 tuổi), Trưởng thôn tại làng Tranh Khúc chia sẻ, nhờ có bánh chưng, đời sống kinh tế người dân có nhiều thay đổi. “Nghề làm bánh chưng ở làng mang lại giá trị kinh tế lớn cho người dân địa phương, giúp các hộ gia đình có nguồn thu nhập ổn định, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động. Những ngày giáp Tết Nguyên đán, khi nhu cầu tiêu thụ tăng cao, nhiều nhà làm bánh không chỉ thuê nhân công tại chỗ,789club tài xỉu mà còn thuê lao động từ các địa phương khác như Thanh Hoá, Nghệ An, Hưng Yên... Đáng tự hào là bánh chưng Tranh Khúc đã xuất đi khắp cả nước, với chất lượng được đăng ký đầy đủ và chứng nhận OCOP uy tín", bà Thiệp cho hay.

Chú thích ảnh

Ông Phạm Đức Khiên (54 tuổi), người chuyên chở lá dong cho các hộ gia đình làm bánh chưng.

Ông Phạm Đức Khiên (54 tuổi) cũng có nhiều năm gắn bó với nghề làm bánh chưng cũng không giấu nổi niềm vui khi sản phẩm đặc trưng của địa phương được lan tỏa đi muôn nơi. Với công việc chuyên chở lá dong cho các hộ gia đình làm bánh chưng, ông tâm sự: “Năm nay, tôi giao lá dong ít hơn hẳn mọi năm, do đời sống của người dân hiện nay đủ đầy, có nhiều lựa chọn trong mâm cơm ngày Tết, nên nhu cầu mua bánh chưng có xu hướng giảm. Dù vậy, tôi vẫn gắn bó với nghề, với công việc đã làm bao đời nay, cùng niềm tự hào góp phần tạo dựng thương hiệu bánh chưng Tranh Khúc truyền thống ông cha đã truyền lại".

Chú thích ảnh

Trên gương mặt của mỗi người dân nơi đây luôn ánh lên niềm vui, một sự gắn bó với nghề cùng niềm tự hào khi góp phần tạo nên thành phẩm truyền thống ông cha truyền lại.

Theo Phó chủ tịch UBND xã Duyên Hà Nguyễn Văn Mão, làng Tranh Khúc đã được công nhận là làng nghề làm bánh chưng truyền thống từ năm 2012, khẳng định cho bề dày lịch sử và giá trị văn hóa làng nghề mang lại. Mỗi dịp Tết đến Xuân về, làng xuất khoảng 600.000 - 800.000 chiếc bánh chưng, thậm chí có những hộ sản xuất hơn 1.000 chiếc/ngày. Xã hiện có 104 hộ làm bánh, trong đó có 30 hộ sản xuất thường xuyên và 8 hộ đã đạt chứng nhận OCOP 4 sao, mở ra cơ hội đưa sản phẩm vào các kênh phân phối lớn như siêu thị, cửa hàng tiện ích, trường học, khách sạn. Các hộ gia đình cũng không ngừng đổi mới, đa dạng hóa sản phẩm với nhiều loại bánh chưng như bánh chưng gấc, bánh chưng lá riềng, bánh chưng ngũ sắc, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Bên cạnh việc giữ lửa nghề truyền thống, làng bánh chưng Tranh Khúc cũng không ngừng đổi mới và ứng dụng công nghệ vào quy trình sản xuất. Trước đây, các hộ gia đình chủ yếu sử dụng củi và than để luộc bánh, hiện nay, 100% các hộ gia đình kinh doanh sản xuất đã chuyển sang đun bánh bằng nồi điện, góp phần bảo vệ môi trường, tiết kiệm thời gian, công sức và kiểm soát được chất lượng bánh. Một số hộ gia đình đã đầu tư hệ thống nồi hơi, băng móc cầu tự động, giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Song, các công đoạn như xay gạo, đồ đậu, nắm đậu, thái thịt, gói bánh vẫn được thực hiện thủ công để giữ được hương vị đặc trưng của bánh chưng Tranh Khúc.

Chú thích ảnh

Bà Lý Thị Thiệp (66 tuổi), Trưởng thôn tại làng Tranh Khúc.

Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được các hộ sản xuất ưu tiên hàng đầu. Từ năm 2010, xã Duyên Hà đã tổ chức các buổi tập huấn định kỳ về vệ sinh an toàn thực phẩm và khám sức khỏe cho các hộ kinh doanh bánh chưng 2 lần/năm vào tháng 6 và tháng 8 hàng năm. Để quảng bá và giới thiệu sản phẩm bánh chưng Tranh Khúc đến đông đảo người tiêu dùng, xã cũng đã chú trọng trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, quảng bá làng nghề, để khách hàng thập phương dễ dàng tìm kiếm trên cổng thông tin điện tử của địa phương, tìm hiểu về lịch sử làng nghề và các giá trị văn hóa truyền thống địa phương, về bánh chưng Tranh Khúc...

Chú thích ảnh

Cận cảnh một hộ gia đình làm bánh chưng đạt chuẩn OCOP 4 sao.

Hiện nay, làng Tranh Khúc còn hướng đến việc trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn. Xã Duyên Hà đang triển khai mô hình du lịch trải nghiệm làng nghề bánh chưng truyền thống, kết hợp với việc giới thiệu, quảng bá sản phẩm và tổ chức các hoạt động trải nghiệm gói bánh chưng thực tế, nhằm thu hút du khách, đặc biệt là các bạn học sinh, sinh viên muốn khám phá và tìm hiểu về văn hóa ẩm thực truyền thống của Việt Nam.

Đến với Tranh Khúc vào những ngày này, du khách không chỉ được thưởng thức hương vị bánh chưng truyền thống, mà còn cảm nhận được không khí Tết cổ truyền đang tràn ngập khắp làng quê. Tại đây, quá khứ và hiện tại như được giao hòa, tạo nên nét đẹp văn hóa đặc sắc, đáng trân trọng và gìn giữ. Làng nghề bánh chưng truyền thống Tranh Khúc không ngừng đổi mới và sáng tạo để đáp ứng nhu cầu của thị trường nhưng vẫn giữ được hồn cốt và hương vị truyền thống xưa. Điều này đã tạo nên một phong vị mới, một nét Xuân riêng của làng Tranh Khúc này.