Bà Phan Thị Thắng, thứ trưởng Bộ Công Thương, phát biểu tại buổi làm việc - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Ngày 13-1, Đoàn công tác Bộ Công Thương do Thứ trưởng Phan Thị Thắng làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại TP.HCM về công tác chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Lo kẹt xe làm thiếu hụt nguồn cung, giá tăngTại buổi làm việc, ông Lê Trường Sơn - phó tổng giám đốc Saigon Co.op - cho biết đầu quý 3-2024 đã tập trung tăng mạnh cho 9 nhóm chủ lực với 12.000 tấn hàng, giá trị trên 10.000 tỉ đồng nên thời điểm trước, trong, và sau Tết hàng hóa đảm bảo dồi dào, giá cả ổn định.
Tuy nhiên, ông Sơn lo lắng hiện nay phát sinh những vấn đề về giao thông, khiến việc vận chuyển hàng hóa, nhất là hàng tươi sống gặp không ít khó khăn.
"Với nhóm hàng thực phẩm công nghệ, hàng phi thực phẩm, chúng tôi có thể đưa về và dự trữ tại các điểm bán. Nhưng hàng tươi sống thì phải xử lý, đóng gói tại điểm bán. Do đó nhóm hàng này có nguy cơ tăng giá, xxjili club thiếu cục bộ do đứt hàng trong một thời gian ùn tắc giao thông", FB777 app ông Sơn nói.
Ngoài ra,VVJL games theo ông Sơn, Max jili login việc người giao hàng cho khách mua sắm qua kênh online cũng gặp khó vì thùng hàng giao gắn phía sau "bị tuýt còi". Theo lãnh đạo Saigon Co.op, Go88 Casino trong những ngày cuối năm khi nhu cầu mua sắm online tăng cao, nếu không có biện pháp tháo gỡ thì doanh nghiệp sẽ tiếp tục gặp khó.
Các siêu thị cam kết đảm bảo nguồn cung hàng dồi dào cho dịp Tết - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Góc độ chợ đầu mối, ông Lê Hoàng Phong - phó giám đốc chợ đầu mối Hóc Môn - cũng bày tỏ lo lắng khi các chợ đầu mối luôn là nguồn cung cấp thịt heo nóng quan trọng cho người dân mỗi dịp Tết. Tuy nhiên với tình hình giao thông hiện nay, nhất là chợ tự phát xung quanh chợ bùng nổ, ông Phong lo ngại giá bán có thể tăng vọt trong một số thời điểm nếu các xe chở thịt về chợ không kịp.
"Nếu nguồn heo giết mổ từ các lò về chợ thông suốt thì giá mới bình ổn. Còn nếu bị kẹt xe, kể cả ùn tắc khu vực xung quanh chợ, xe không về kịp thì nhiều khả năng nhảy vọt giá lên", ông Phong nhận định.
Tổng hợp khó khăn của doanh nghiệp để sớm tháo gỡPhát biểu tại hội nghị, ông Bùi Tá Hoàng Vũ - giám đốc Sở Công Thương TP.HCM - cho biết với lượng hàng trong chương trình bình ổn thị trường dồi dào, giá ổn định, TP.HCM tự tin không thiếu hàng thực phẩm, tiêu dùng thiết yếu cho dịp Tết.
"Giá cả các mặt hàng bình ổn thị trường luôn duy trì thấp hơn tối thiểu 5% so với giá bình quân thị trường của sản phẩm cùng quy cách, chủng loại, chất lượng. Đồng thời chương trình không điều chỉnh tăng giá trong 1 tháng trước Tết và 1 tháng sau Tết", ông Vũ khẳng định.
Ngoài ra, theo ông Vũ, hiện TP đã làm việc với các đơn vị, đầu mối cung cấp xăng dầu trên địa bàn và các doanh nghiệp đã có tính toán phương án dự trữ, đảm bảo tăng cường khi thị trường cần.
Sức mua tại nhiều hệ thống bán lẻ đã tăng - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Đối với khâu vận tải, lãnh đạo Sở Công Thương TP.HCM cũng bày tỏ lo lắng khi cho rằng nếu gặp ách tắc sẽ ảnh hưởng đến việc lưu thông hàng hóa, nguồn cung hàng hóa ra thị trường, nhất là các ngày cao điểm.
Đánh giá kế hoạch sản xuất, chuẩn bị nguồn hàng Tết của TP.HCM là hợp lý và chủ động, bà Phan Thị Thắng cho rằng điểm nhấn lớn là năm nay TP đã tăng cường số lượng doanh nghiệp tham gia bình ổn, tăng cường lượng hàng bình ổn Tết so với mọi năm.
Tuy vậy, theo bà Thắng, TP cần dựa vào thực tế những ngày cận Tết để phối hợp các địa phương điều chỉnh cung cầu phù hợp, có giải pháp kiểm soát tình trạng chợ tự phát. Ngoài ra, câu chuyện giao thông vận tải cũng là điều quan tâm.
"Các doanh nghiệp cứ mạnh dạn lên tiếng nếu gặp khó, và ngành công thương cần chủ động tổng hợp các vấn đề này để báo cáo lên UBND TP nhằm có phương án kiến nghị và tháo gỡ, Bộ Công Thương sẵn sàng hỗ trợ", bà Thắng khẳng định.