Nhiều doanh nghiệp lúa gạo dự báo giá lúa gạo sẽ tiếp tục giảm và đề nghị chính quyền sớm thu mua tạm trữ để ngăn đà giảm giá lúa, hỗ trợ nông dân - Ảnh: BỬU ĐẤU
Theo các doanh nghiệp, Ấn Độ mở cửa xuất khẩu gạo trở lại, trong khi hai thị trường xuất khẩu gạo truyền thống của Việt Nam là Philippines và Indonesia lại chưa mua gạo nên giá gạo giảm, kéo theo giá lúa trong nước giảm sâu.
Giá lúa giảm, thương lái bỏ cọcChị Nguyễn Thị Xiếu (xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) cho biết giá lúa ST24 chỉ còn có 7.500 đồng/kg mà thương lái còn không thèm mua, thậm chí nhiều thương lái bỏ cọc khi thấy giá lúa giảm sâu.
"Vụ này nếu được giá cao như năm rồi sẽ ăn Tết lớn, nào ngờ giá lúa rớt thảm quá. Hơn 1,5ha đất trồng lúa vụ này thương lái đặt cọc rồi nhưng do giá giảm quá nên thương lái bỏ cọc trốn mất luôn", bà Xiếu than.
Theo ông Trần Thu Em (huyện Trần Văn Thời), chủ 2ha lúa đông xuân qua Tết sẽ thu hoạch, với giá lúa như hiện tại, bà con sản xuất không có lãi do chi phí tăng cao, phân thuốc đều đội giá.
Giảm ít nhất 1% lãi vay khi tham gia chuỗi liên kết 1 triệu ha lúa chất lượng caoTrồng lúa sạch ứng dụng công nghệ, tăng thu nhập cho nông dân"Giá lúa ST24 chỉ có 7.000 đồng/kg là không có lãi. Hy vọng qua Tết giá lúa sẽ lên lại, chứ như đà giảm này coi như vụ lúa năm nay làm không có lời. Nông dân đã gặp khó khăn do giảm năng suất lúa còn gặp phải rớt giá nữa, khó có chi phí tái đầu tư vụ sau", ông Thu Em nói.
Ông Lê Văn Mưa, chủ tịch hội đồng quản trị Hợp tác xã dịch vụ lúa tôm Thới Bình, xxjili club cho biết dù lúa tôm hữu cơ giảm ít hơn so với những vùng chuyên canh lúa, FB777 app nhưng lúa ST24 cũng chỉ được thương lái mua với giá khoảng 8.000 đồng/kg,VVJL games giảm hơn 3.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái.
"Nông dân đang thu hoạch rầm rộ mà giá xuống nên nhiều người có tâm lý bán tháo, Max jili login càng bị thương lái ép giá. Tôi nghĩ Nhà nước cần có chính sách thu mua tạm trữ lúa gạo để ngăn đà giảm giá lúa, Go88 Casino giảm áp lực cho nông dân", ông Mưa đề xuất.
Vụ lúa đông xuân sớm năm 2025, toàn tỉnh Cà Mau có hơn 35.220ha. Trong đó, huyện Trần Văn Thời xuống giống nhiều nhất với hơn 28.900ha, đến nay đã thu hoạch khoảng 1.000ha.
Theo ông Nguyễn Việt Khái - phó Phòng NN&PTNT huyện Trần Văn Thời, giá lúa đang giảm hơn 2.000 đồng/kg so với vài tháng trước nên lợi nhuận của nông dân cũng giảm theo.
Ông Nguyễn Thanh Điền, phó Phòng NN&PTNT huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang, cho hay địa phương này trồng chủ yếu là lúa ST24, ST25 và Đài Thơm 8 nhưng giá lúa ST24 và ST25 xuống còn 9.700 đồng/kg, giảm 1.300 đồng/kg so với cùng kỳ.
Còn lúa Mục Ruồi Đỏ (lúa chịu mặn) và Đài Thơm 8 có giá dao động khoảng 6.700 - 6.800 đồng/kg, giảm 1.200 đồng/kg. "Nhìn chung, lợi nhuận của bà con nông dân sẽ giảm hơn năm rồi nhưng vẫn có lời ít", ông Điền nói.
Giá lúa sẽ tiếp tục giảm?Lãnh đạo một doanh nghiệp chuyên kinh doanh xuất khẩu gạo tại tỉnh Đồng Tháp cho hay giá lúa giảm mạnh là do Philippines dừng mua gạo hơn một tháng nay, trong khi Ấn Độ mở cửa xuất khẩu trở lại. Tuy nhiên, giá lúa thơm đang dao động từ 6.400 - 6.500 đồng/kg, vẫn còn cao hơn so với thời điểm trước khi Ấn Độ cấm cửa xuất khẩu gạo.
"Sau ngày 15-1, Philippines sẽ có thông tin có mua lúa nữa hay không. Do đó, bà con nên tạm dừng bán lúa để chờ. Nhà nước cũng nên có chính sách thu mua tạm trữ để mặt bằng giá dừng lại như hiện nay", vị này nói và cho biết doanh nghiệp này vẫn còn xuất khẩu vài chục ngàn tấn gạo từ hợp đồng cũ chứ chưa ký hợp đồng xuất khẩu nào mới.
Đơn vị vẫn tiếp tục chào giá gạo xuất khẩu liên tục, không ngưng nhưng khó kiếm được đơn hàng mới. "Tôi nghĩ giá lúa từ nay đến sau Tết vẫn còn giá 6.500 đồng/kg đối với lúa thơm, chứ khó thấp hơn nữa đâu. Tuy nhiên, với giá lúa này, người nông dân vẫn còn lợi nhuận, chưa thua lỗ đâu", vị này khẳng định.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Phạm Thái Bình, chủ tịch HĐQT Công ty CP nông nghiệp công nghệ cao Trung An (TP Cần Thơ), thừa nhận giá lúa gạo đã giảm mạnh so với hai năm gần đây, trong khi lượng lúa gạo chưa nhiều mà chủ yếu là lượng lúa vụ mùa và lúa đông xuân sớm, có số lượng ít. Tuy nhiên, giá gạo xuống mạnh nên kéo giá lúa giảm sâu là điều khó tránh khỏi.
"Ấn Độ trúng mùa và mở cửa xuất khẩu. Một số quốc gia khác bội thu, trong khi hai khách hàng truyền thống là Philippines và Indonesia chưa mua gạo nên giá gạo thế giới giảm kéo theo giá lúa giảm mạnh.
Theo tôi, giá lúa gạo từ nay đến Tết sẽ còn giảm nữa, vì hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chưa ký được hợp đồng mới. Các doanh nghiệp phải ký được hợp đồng mới dám mua lúa gạo trong dân", ông Bình nói.
Theo ông Bình, ngành hàng phát triển không bền vững nên giá lúa gạo lên xuống sẽ có từng lúc, từng nơi. Ngay vào thời điểm thu hoạch rộ mà không có đầu ra thì dĩ nhiên lúa sẽ giảm. Việt Nam xuất khẩu gạo quanh năm.
"Tuy nhiên, nếu phát triển ngành hàng lúa gạo bền vững, cần tính tới câu chuyện tạm trữ khi giá lúa gạo trong nước giảm sâu, đừng để đến khi giá lúa gạo tăng cao, lại không còn gạo để bán", ông Bình nói.
Theo các doanh nghiệp, nếu có đủ vốn, doanh nghiệp sẽ tạm trữ để chủ động khi xuất khẩu. Khi giá thấp sẽ không xuất khẩu, khi nào có giá cao mới xuất bán.
"Nếu các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn sẽ chủ động xuất khẩu, còn không sẽ phải bán đổ bán tháo để trả nợ ngân hàng. Do đó, phải phát triển ngành hàng lúa gạo bền vững mới tránh được điệp khúc rớt giá như hiện nay", một doanh nghiệp nói.