Một con tàu di chuyển qua Kênh đào Panama. Ảnh: THX/TTXVN
Trang tin The Maritime Executive cho biết Panama đã khép lại năm 2023 với 8.540 tàu được đăng ký mang cở nước này, đứng đầu thế giới dựa trên số lượng tàu.
Nhờ vị trí đặc biệt, Panama được coi là "người bảo vệ" một trong những tuyến đường thương mại hàng hải quan trọng nhất thế giới, nối liền Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Bên cạnh đó, trong thời gian dài, Kênh đào Panama đóng vai trò lối tắt cho các tàu thuyền muốn tránh tuyến đường nguy hiểm hơn qua Mũi Horn.
Sức hấp dẫn của cờ Panama
Một lý do khiến nhiều tàu biển trên thế giới mang cờ Panama có thể là thủ tục đăng ký dễ dàng. Panama vận hành hệ thống đăng ký mở, cho phép mọi cá nhân hoặc tổ chức, bất kể quốc tịch, đều có thể đăng ký tàu thuyền dưới cờ của nước này. Số lượng tàu được đăng ký không bị giới hạn.
Ông Alexander Proelss, Yanyan AOV giáo sư Luật Hàng hải Quốc tế tại Đại học Hamburg (Đức), Cổng game v8 club phân tích rằng các quốc gia như Panama cho phép các công ty vận tải hàng hải đăng ký tàu của họ với chi phí tương đối thấp. Hơn nữa, Bị lừa tiền qua Facebook có lấy lại được không chủ sở hữu nước ngoài không phải trả thuế thu nhập. Trong khi đó, Dụng 2 Telegram trên iPhone về phần Panama,ADM Pro APK777PNL promo codefil hệ thống đăng ký này tạo ra hoạt động kinh doanh sinh lợi.
Theo luật pháp quốc tế, mọi tàu chở hàng đều phải được đăng ký với một quốc gia, được gọi là quốc gia tàu mang cờ.
Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển, một hiệp ước đa phương thường được gọi là "hiến pháp cho biển cả", quy định rằng phải có liên hệ thực sự giữa một quốc gia và tàu treo cờ của quốc gia đó. Quốc gia đó có thẩm quyền đối với tàu và chịu trách nhiệm kiểm tra xem tàu có an toàn để di chuyển hay không cũng như theo dõi điều kiện làm việc của thủy thủ đoàn.
Nguồn gốc và tranh cãi
Việc thay đổi đăng ký tàu biển sang một nước (hoặc vùng lãnh thổ) khác và sử dụng cờ Panama là thông lệ có từ cuối Chiến tranh thế giới thứ nhất và thời kỳ Cấm rượu ở Mỹ (1920-1933), khi đồ uống có cồn bị cấm trên tàu của Mỹ. Đây là thời điểm hình thức đăng ký mở xuất hiện nhiều. Sau Panama là Honduras và Liberia. Theo Đại học Bremen (Đức), thông lệ này bùng nổ vào những năm 1980. Nó đã vấp phải chỉ trích. Đại diện của Liên đoàn Công nhân Vận tải Quốc tế (ITF) tại Panama, cho biết đất nước này đang nhắm mắt làm ngơ trước "trách nhiệm của mình nhằm đạt được mức đăng ký cao hơn".
Trong khi đó, đã có một số tiến triển về vấn đề an toàn ở Panama. Theo The Maritime Executive, Panama thông báo rằng có 160 tàu đã bị xóa khỏi sổ đăng ký tàu vào năm 2022. Độ tuổi trung bình của các tàu này là 17 năm.
Giáo sư Proelss kết luận, nhìn chung, không thể cấm tàu thuyền đi thuyền dưới cờ "nước ngoài" hoặc băng qua một số vùng biển nhất định.