Ngân hàng quốc doanh có thị phần cho vay lớn - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Các ngân hàng chưa công bố báo cáo tài chính quý 4-2024, song số liệu ước tính cho thấy nhóm "Big4" (Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank) tiếp tục lập đỉnh mới về lợi nhuận năm 2024.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, giám đốc khối nghiên cứu một công ty chứng khoán cho biết nhóm "Big4" ngân hàng có nhiều lợi thế trong cả huy động lẫn cho vay.
"Kênh trái phiếu chưa hồi phục, doanh nghiệp vẫn phụ thuộc vào vốn tín dụng, tăng trưởng tín dụng vẫn cao dù kinh tế còn khó khăn. Lãi suất cho vay có giảm nhưng không đáng kể trong khi lãi suất huy động thấp, gần về cuối năm mới tăng dần lên", vị này cho hay.
4 ngân hàng chiếm gần nửa thị phầnHầu hết các báo cáo phân tích từ công ty chứng khoán đều đánh giá Vietcombank (VCB), Vietinbank (CTG), BIDV (BID) (ngoại trừ Agribank vì chưa niêm yết)… là các ngân hàng có lợi thế cạnh tranh về chi phí vốn, từ đó giúp họ có nhiều cơ hội để duy trì NIM (lãi thuần) và gia tăng thị phần trong bối cảnh nhu cầu tín dụng phục hồi.
Phòng phân tích Chứng khoán VPBank (VPBanks) cho biết nhóm ngân hàng quốc doanh vẫn dẫn đầu và thị phần cho vay tập trung chủ yếu ở nhóm "Big4" này. 4 ngân hàng (cả Agribank) chiếm tới 45% thị phần.
MBB, VPB, TCB chiếm những thị phần đáng kể, tuy nhiên 3 ngân hàng tư nhân hàng đầu cho vay chỉ xấp xỉ bằng một mình BIDV cho vay.
Agribank* (30-6-2024)1.59Vietcombank1.4Vietinbank1.6BIDV1.95MBBank0.7VPBank0.63Techcombank0.62Dữ liệu: BCTC hợp nhất
Tại Vietcombank, ngân hàng không đưa ra con số, chỉ cho biết lợi nhuận trước thuế năm 2024 tiếp tục cao nhất ngành ngân hàng và hoàn thành kế hoạch được giao.
Với mục tiêu tăng 5% đặt ra từ đầu năm ngoái, ước tính lợi nhuận trước thuế hợp nhất của Vietcombank có thể vượt 43.300 tỉ đồng, còn riêng lẻ là 42.500 tỉ đồng. Mức này tiếp tục phá kỷ lục đã lập năm trước.
Theo SSI, VCB lãi tăng vượt dự báo do thu nhập lãi ròng,Đánh bài nạp thẻ cào chất lượng tài sản tăng, Chat AI miễn phí dự phòng tín dụng giảm mạnh, Drift Flutter dù những sự cải thiện này đã phải bù đắp thu nhập từ hoạt động kinh doanh giảm gần 15% cùng kỳ.
Còn tại BIDV, Connect Calendar HubSpot lợi nhuận trước thuế riêng lẻ năm 2024 được ngân hàng công bố ước đạt 30.006 tỉ đồng (tương đương hơn 1, Đánh bài Tiến Lên Miền phí1 tỉ USD), tăng trưởng mức 12,4% so với năm trước.
Với mức lãi này, BIDV là nhà băng có lợi nhuận "khủng" thứ hai toàn hệ thống, chỉ sau Vietcombank. Cũng như 3 "người anh em", BIDV có thị phần cho vay lớn.
BIDV còn có quy mô tài sản tính đến hết năm 2023 đứng đầu toàn ngành ngân hàng, đạt hơn 2,3 triệu tỉ đồng. Trong đó mảng bán lẻ đóng góp tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu tín dụng của BID, đạt 44%, theo dữ liệu từ Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV).
Agribank11Vietinbank16.88Vietcombank14BIDV15.3Toàn ngành15.08Còn ở VietinBank, nhà băng này hé lộ lợi nhuận đạt và vượt kế hoạch đề ra. Con số được tính khoảng 26.300 tỉ đồng, tăng 8,7% so với năm 2023.
Theo một chuyên gia phân tích từ VPBanks, tiềm lực cho vay của Vietinbank lớn, luôn nằm top 4 khủng nhất thị trường. Cơ cấu tín dụng chuyển dịch tích cực sang các phân khúc bán lẻ và doanh nghiệp vừa nhỏ (SME). Sự phục hồi của các doanh nghiệp SME, dù với tâm lý thận trọng, vẫn tạo nên lực đẩy cho nhu cầu vốn.
Trước đó phân khúc bán lẻ quý 3-2024 của CTG đặc biệt tăng trưởng 11,8% so với đầu năm, gấp 1,7 lần so với tăng trưởng của tập khách hàng doanh nghiệp lớn.
Chưa kể phân khúc FDI của Vietinbank cũng tăng trưởng vượt trội 17,8% so với đầu năm, cho thấy ngân hàng có lợi thế so với các ngân hàng khác về sản phẩm tín dụng FDI và đang hấp thụ tín dụng từ làn sóng FDI tốt, theo chuyên gia VPBank.
Chia sẻ thêm, bà Trần Thị Khánh Hiền - giám đốc phân tích Chứng khoán MB (MBS) - cho rằng các ngân hàng quốc doanh nằm trong nhóm quản lý tốt chi phí.
"Năm qua ngành ngân hàng có xu hướng giảm việc mở chi nhánh, phòng giao dịch, ATM, tăng cường số hóa, online. Cộng thêm giai đoạn 2018 - 2020 nhiều ngân hàng phải đầu tư core banking, đến hiện tại khấu hao gần xong", bà Hiền nói.
Dự báo ngành ngân hàng 2025: Ngày một khốc liệtTheo chuyên gia VPBanks, thu nhập lãi thuần tăng trưởng so với cùng kỳ do tăng trưởng tín dụng tích cực hơn và chi phí vốn trở nên hấp dẫn hơn (do lãi suất huy động thấp).
Nhưng khi nhìn vào NIM, dễ nhận thấy sự cạnh tranh khốc liệt hơn nữa trong ngành ngân hàng khi hầu hết đều giảm so với cùng kỳ. "Việc giảm NIM nằm ở cả khối quốc doanh và tư nhân, chứ không chỉ ở khối tư nhân như trước", chuyên gia VPBanks nhìn nhận.
Điều này cho thấy có thể ngành ngân hàng đang rơi vào chu kỳ bão hòa khi lãi suất ở Việt Nam sẽ tiếp tục ở mặt bằng như hiện nay, nên việc các ngân hàng đa dạng hóa được nguồn thu ngoài lãi là rất quan trọng.
Tuy nhiên, thu nhập ngoài lãi của hầu hết các ngân hàng năm qua giảm, chỉ trừ một số trường hợp ghi nhận thu nhập bất thường như LPB, SHB. Trong đó có lý do thị trường bán chéo bảo hiểm nhân thọ có phục hồi nhưng chưa đáng kể.
Nhóm Big4 ngân hàng tổng nguồn vốn tăng 1,2 triệu tỉ, bức tranh nợ xấu ra sao?ĐỌC NGAYDự báo lợi nhuận 2025 của ngành ngân hàng, nhóm phân tích Chứng khoán ACB (ACBS) dự báo mức tăng gần 15% so với năm 2024. Riêng thu nhập ngoài lãi dự báo tăng trưởng chậm 8,5% do mảng bán chéo bảo hiểm dự báo tiếp tục khó khăn.
Bà Hoàng Việt Phương - giám đốc phân tích và tư vấn đầu tư SSI - cho rằng giai đoạn đầu của sự phục hồi kinh tế, nhiều ngân hàng còn gặp khó khăn trong việc giải quyết nợ xấu cũng như tìm cách kiểm soát các khoản nợ tiềm ẩn rủi ro tín dụng.
Tuy nhiên, chuyên gia SSI cho rằng sự phục hồi của thị trường bất động sản miền Bắc sẽ phần nào cải thiện tâm lý và lòng tin của nhà đầu tư.
"Chúng tôi kỳ vọng điều này sẽ dần lan tỏa vào thị trường miền Nam trong thời gian tới. Trong trường hợp thị trường bất động sản phục hồi nhanh hơn dự kiến và các vấn đề pháp lý được giải quyết trong năm 2025, những ngân hàng có tỉ trọng dư nợ cao đối với lĩnh vực bất động sản sẽ được hưởng lợi", chuyên gia SSI dự báo.